Chồng cũ Huỳnh Dịch: 'Phạm Băng Băng bị bắt giam ở Vô Tích'
Diễn viên 'Người phán xử' bị khởi tố tội lừa đảo, đồng nghiệp bất ngờ
Theo Dailymail, Rania Youssef - nữ diễn viên 44 tuổi người Ai Cập - rất có thể sẽ bị kết án tại tòa nếu bị buộc tội khiêu dâm do ăn mặc hở hang.
![]() |
Nữ diễn viên Ai Cập có thể bị phạt tù 5 năm vì mặc váy khoe chân tại sự kiện. |
Trước đó, tại sự kiện liên hoan phim Cairo hôm 29/11, Rania Youssef đã diện một chiếc đầm đen có phần thân dưới được che bằng một lớp lưới. Với bộ đầm này, nữ diễn viên 45 tuổi đã để lộ ra đôi chân dài của mình.
Ở đất nước Ai Cập - nơi có 100 triệu dân chủ yếu là người Hồi giáo, việc ăn mặc như Rania Youssef bị chỉ trích, cho là quá hở hang và rất có thể cô sẽ phải ngồi tù nếu bị khép tội khiêu dâm do cách ăn vận.
Theo BBC, nữ diễn viên 44 tuổi đã viết lời xin lỗi trên trang cá nhân ngay sau khi bị chỉ trích: "Tôi sẽ không mặc chiếc váy này nếu biết nó gây tranh cãi nghiêm trọng đến vậy".
![]() |
Bộ đàm đen khoe chân của Rania Youssef được cho là khó chấp nhận tại Ai Cập. |
Sự hối lỗi của Rania Youssef dường như là chưa đủ khi hai luật sự có tên Amro Abdelsalam và Samir Sabri đã lần lượt gửi đơn lên tòa án, kiện Youssef có hành động khiêu dâm.
"Hành động của bà Rania Youssef là không phù hợp với chuẩn mực và truyền thống đạo đức. Việc này làm ảnh hưởng tới danh tiếng của sự kiện và gây tác động xấu tới những người phụ nữ Ai Cập khác", luật sư Samir Sabri trả lời phỏng vấn AFP.
Nếu bị buộc tội, mức án cao nhất với nữ diễn viên nói trên có thể lên tới 5 năm tù.Trước đó, hồi tháng 1, các công tố viên địa phương đã bắt giữ ca sĩ Laila Amer và kết án 1 năm tù vì xuất hiện gợi cảm trong video ca nhạc của mình.
Hà Linh
Nữ diễn viên họ Phạm xuất hiện chớp nhoáng tại sân bay Bắc Kinh. Cô không tiều tụy như tin đồn gặp vấn đề về sức khỏe trước đó.
" alt=""/>Sao nữ Ai Cập ra tòa vì tội khiêu dâm do mặc váy khoe chân tại sự kiệnĐám cưới chú rể không biết mặt cô dâu
Mỗi khi nhắc đến kỷ niệm cũ, bao giờ ánh mắt ông Chuẩn dành cho vợ cũng đầy ấm áp. Bà Dần quê gốc ở xã Nguyên Lý (Lý Nhân). Bố mất sớm, từ nhỏ bà đỡ đần mẹ gánh vác việc gia đình, nuôi các em.
Ông Chuẩn luôn dành cho vợ sự yêu thương, trân trọng. |
Năm thực dân Pháp đi càn, mẹ bà đưa các con chạy về xã Văn Lý tản cư. Tại đây, mẹ bà Dần và mẹ ông Chuẩn gặp gỡ, quen biết rồi hai bên đánh tiếng kết sui gia. Chưa đầy 16 tuổi, bà Dần về làm dâu nhà chồng.
‘Ngày xưa, cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Chuyện hôn sự đều do người lớn sắp đặt. Từ khi hai gia đình hứa gả con cái cho đến khi tổ chức đám cưới, tôi không biết mặt cô dâu xấu, đẹp ra sao? Nghe mẹ thông báo mai đi hỏi vợ là đi’, miệng cười hiền, ông Chuẩn kể về mối tình của mình và vợ.
Ngôi nhà ngói đơn sơ của vợ chồng ông Chuẩn ở Văn Lý (Lý Nhân, Hà Nam). |
Đám cưới của ông bà diễn ra giữa thời loạn, cuộc sống vô cùng thiếu thốn. Tuy vậy, hôn lễ vẫn đầy đủ các thủ tục: Dạm ngõ, ăn hỏi, cưới treo.
‘Tôi được mẹ chuẩn bị cho bộ áo dài, khăn xếp. Cỗ cưới chỉ có thịt lợn luộc thái ra mời khách, thêm đĩa rau và bát nước luộc thịt làm canh.
Lúc đón dâu về, tôi bẽn lẽn lắm. Đó cũng là lần đầu tiên tôi và ông Chiểu biết mặt nhau. Lấy nhau lúc còn trẻ con, chúng tôi cũng không có đêm tân hôn. Suốt mấy năm đầu, tôi nằm với chị chồng và mẹ chồng', bà Dần nói.
Sau lễ cưới, ông Chuẩn tiếp tục việc học tập, bà Dần ở nhà trồng cấy, chăn nuôi. Trưởng thành, chín chắn hơn, ông bà mới thực sự sống đời chồng vợ.
Trọn vẹn một đời
Nên duyên từ sự sắp đặt của người lớn nhưng cuộc hôn nhân của ông bà vẫn hạnh phúc.
‘Vợ tôi ngày trẻ là người có nhan sắc, nước da trắng ngần. Một khi đã yêu, mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ hết’, cười khà khà, ông Chuẩn chia sẻ.
Suốt năm tháng ấy, họ chưa từng cãi vã, to tiếng. Kể cả giai đoạn khó khăn, túng thiếu nhất về vật chất, đời sống tình cảm giữa hai vợ chồng vẫn mang một màu sắc hạnh phúc.
Bà Dần bên cô con gái thứ 4 - chị Nguyễn Thị Xuân. |
‘Lấy chồng, sinh liên tiếp 10 người con, cả một đời vợ tôi tần tảo, thay chồng gồng gánh lo toan. Tôi làm thầy giáo dạy thể dục, trường ở xa nhà, cả tuần mới về thăm vợ con 1 lần. Các con thành đạt, có hiếu như ngày hôm nay đều một tay bà ấy dạy dỗ, nuôi nấng.
Bất cứ việc gì làm ra tiền, ra gạo, vợ tôi chẳng nề hà. Buôn bán, lãi 2,3 bơ gạo cũng nhặt nhạnh nuôi đàn con. Chưa lúc nào thấy bà ấy than vãn, kêu ca nửa lời.
Tôi dạy học trên Thường Tín, cách nhà 40 km. Nhà đông con nên gia cảnh tôi vô cùng khó khăn, không đủ tiền mua xe đạp. Chiều thứ 7 tôi đi bộ từ trường về nhà, ròng rã mấy tiếng mới đến nơi.
Ngày đầu tuần, tôi dậy từ 1 giờ sáng lên trường. Tôi thương con 10 nhưng thương vợ gấp ngàn lần’, nhà giáo 85 tuổi tâm sự.
Chia sẻ về việc sinh nhiều con, bà Dần cho hay, thời trước chưa có biện pháp tránh thai như bây giờ nên ông bà không kế hoạch hóa.
Năm 1977, sau khi sinh con trai út, địa phương bắt đầu có chính sách đặt vòng tránh thai. Chị em phụ nữ xã e ngại, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng…
Bà Dần không nao núng, xung phong đặt đầu tiên. Ông Chuẩn hết sức ủng hộ, động viên vợ. Kỷ niệm lần đó, bà được tặng chiếc quần lụa satanh Trung Quốc.
Giờ đây, ở tuổi xế chiều, con cái trưởng thành, ông bà có nhiều thời gian dành cho nhau hơn. Bà Dần thích đọc sách. Tủ sách úa màu ở gian nhà ăn là tài sản mà bà nâng niu, trân quý.
‘Chính vì ham mê đọc sách từ nhỏ, thông thuộc nhiều câu chuyện mang tính giáo dục mà vợ tôi rất thông thái, dạy con bằng chính những câu chuyện đó’, ông Chuẩn nói tiếp.
Ông Chuẩn thích sáng tác thơ văn. Đặc biệt, ‘nàng thơ’ xuyên suốt các tác phẩm của ông là vợ. Mỗi năm vào dịp mùng 2/9, con cái, cháu chắt của ông bà từ các nơi tề tựu đông đủ, ông lại tặng bà một bài thơ khen ngợi.
‘Gia đình tôi chọn ngày 2/9 để họp mặt thay cho ngày Tết. Vì Tết, chúng còn bận bịu công việc, gia đình riêng. Để chuẩn bị cho ngày này, bà nhà tôi nuôi mấy con lợn, mấy chục con gà, mở tiệc chiêu đãi con cháu.
Tổng số thành viên gia đình tôi hiện này là 70 người, trong đó con cái, dâu rể là 20 người, 24 đứa cháu, 15 đứa chắt, 9 cháu dâu rể’, ông Chuẩn kể.
Chuyện tình và những dòng nhật ký mùi mẫn của cặp vợ chồng bác sĩ ở Đà Nẵng đã gây thổn thức trái tim bao người.
" alt=""/>Chuyện lạ ở Hà Nam: Đám cưới chú rể không biết mặt cô dâuĐó là người đàn ông tay luôn xách cặp tài liệu, rong ruổi trên chiếc xe máy cà tàng. Cũng trên chiếc xe máy ấy, thời đôi mắt còn sáng, ông đã đi khắp các tỉnh thành để tư vấn luật miễn phí cho người dân nghèo.
Với cương vị Tổng thư ký Hội Luật gia Liên cơ quan, Ủy viên BCH Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa, trong quá trình tác nghiệp, ông luôn chú ý giúp đỡ những người có công với cách mạng vì lý do nào đó thất lạc giấy tờ, hồ sơ nên chưa được công nhận, vinh danh.
Ông chia sẻ: 'Sở dĩ tôi đau đáu với vấn đề này, bởi tôi từng là người lính, từng trải qua chiến tranh và may mắn lành lặn, sống sót cho đến ngày hôm nay. Trong khi đó, có biết bao trường hợp đã anh dũng hy sinh vì độc lập của dân tộc nhưng vì những lý do nào đó chưa được ghi nhận. Nhiều người trong số họ không biết bắt đầu từ đâu, chuẩn bị những giấy tờ gì. Mình có kiến thức về pháp luật thì tại sao không giúp họ?'.
![]() |
Bà Bính luôn đồng hành cùng ông trong quá trình tư vấn luật miễn phí. |
Cho đến thời điểm này, ông không nhớ nổi mình đã giúp đỡ cho bao nhiêu trường hợp. Ông chỉ biết rằng đã nhận hàng nghìn cuộc điện thoại, lá thư cám ơn. 'Đối với người nghèo, tôi làm tất cả những điều ấy trên tinh thần giúp đỡ, không lấy một chút thù lao nào', ông Tốn nói.
Chia sẻ về cuộc đời mình, ông bảo, ông sinh năm 1942 tại xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An trong một gia đình nghèo khó, có truyền thống cách mạng. Ông cũng là một con người ham học từ nhỏ.
Lớn lên, ông trải qua nhiều công việc rồi bén duyên lại ở đất Thanh Hóa. Rồi lần lượt ông theo học các lớp Đại học Tổng hợp, khoa Văn; bằng Đại học Thương mại và gần đây nhất là Đại học Luật Hà Nội khi ông đã xấp xỉ 60 tuổi.
![]() |
Việc đi lại của ông phải nhờ đến người vợ giúp đỡ. |
Tốt nghiệp Đại học Luật, ông tiếp tục học lớp luật sư 6 tháng và trở thành một trong những người đặt viên gạch đầu tiên thành lập Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa.
Gọi cho con xin tiền điện thoại
Thời gian tham gia Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa, ông chuyên đi tư vấn miễn phí cho người nghèo, bất kể thời gian nào, ở đâu cần là ông đều xách xe máy đi tới, đến nỗi người đời còn nghĩ ông là 'khùng' là 'dở'. Rồi đến khi thấy được lòng tốt của ông thì lại gọi ông với cái tên trìu mến: 'Người ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng'.
'Ban đầu bà nhà tôi cũng nghĩ tôi gàn dở như những người khác. Thấy hoàn cảnh nghèo khó bị bỏ rơi mình giúp đỡ được họ thì vợ tôi tấm tắc ủng hộ.
Con cái ban đầu cũng can ngăn vì lo lắng cho sức khỏe, nhưng tôi quan niệm, còn sức khỏe thì sẽ tiếp tục làm những việc có ích cho xã hội. Nhất quyết không dựa dẫm vào ai', ông Tốn chia sẻ.
Hơn một năm qua, đôi mắt ông đã mù, nhưng hàng ngày ông vẫn tư vấn luật miễn phí cho người dân.
![]() |
Một năm trước, khi đôi mắt chưa mù, ông rong ruổi trên chiếc xe máy đi tư vấn luật miễn phí cho dân nghèo. |
Ông bảo, khi đôi mắt còn sáng ông tự soạn nội dung câu hỏi và câu trả lời rồi tư vấn cho người dân.
Giờ mắt mù lòa ông phải nhờ tới thư ký là bà vợ lớn tuổi Phạm Thị Bính của mình soạn văn bản do mình đọc.
'Giờ mắt ông ấy đã không còn nhìn thấy gì, nhưng chỉ cần nghe tiếng tin nhắn của điện thoại là ông ấy lập tức bắt tôi phải đọc ngay, vì rất có thể, đó là câu hỏi của người dân nhờ tư vấn. Đọc mà sai một chữ là ông ấy bắt đọc đi đọc lại bằng đúng thì thôi. Suốt một năm qua làm công việc thư ký cho chồng, tôi cũng quen và vui hơn, bởi như thế là ông vẫn còn sức khỏe để cống hiến.
Hiện hai ông bà sống bằng những đồng lương hưu, ông đi tư vấn luật cho người dân không lấy một đồng tiền công, thậm chí còn phải mang tiền nhà đi làm từ thiện. Thời gian qua, có tổ chức phi chính phủ hỗ trợ tiền cho ông để hoạt động tư vấn luật miễn phí nhưng ông từ chối, ông ấy nói chỉ thích làm từ cái tâm của mình.
Có những hôm hết tiền điện thoại ông phải gọi cho các con 'cầu cứu' nạp thẻ', bà Phạm Thị Bính chia sẻ.
Sinh ra với khiếm khuyết nhưng ông Nguyễn Tiến Thiểu (Lý Nhân, Hà Nam) đã khiến nhiều người kinh ngạc vì sự tài hoa của mình.
" alt=""/>Ông luật sư tư vấn luật miễn phí cho hàng nghìn dân nghèo